MÁY CÂU SHIMANO AX4000FB
Nhãn hiệu: SHIMANO
Model: SHIMANO AX4000FB
Sản phẩm nhập khẩu
Tốc Độ Vòng Quay: 5.2
Trọng Lượng: 400g
Sức Chứa Dây: 1.5/130, 2/100, 2.5/85
http://docauonline.com
Liên hệ: 0985.36.54.64
hãy liên hệ để có giá tốt hơn
Ký hiệu kỹ thuật trên máy câu
Bearings : Số vòng bi hoặc bạc sử dụng cho máy (2BB, 3BB...)
Gear Ratio : Tốc độ thu dây số vòng lô quay/ 1 vòng quay tay (4.5/1, 5/1..)
Line Per Handle Turn : Số cước vào máy trên 1 vòng tay (VD: 1 vòng tay thu 70m hoặc 25inh 25")
Wt.(oz.) : Khối lượng máy (VD: 750Gr, 250Gr...)
Line Capacity(Lb. Test / Yards) : Sức chứa dây cước của lô (VD: 3/280 cước số 3 chứa được 280m)
J-Braid Line Capacity(Lb. Test / Yards) : Sức chứa dây braid của lô (VD: 3/280 cước số 3 chứa được 280m)
DragMax Chịu tải tối đa (VD: 5Kg, 6Kg ....)
Reelsize : Cỡ máy câu theo từng hãng (VD shimano cỡ 1000, 2500, ...)
Để phân biệt 2 loại máy : xuôi « spinning » và ngang « casting », theo từ ngữ trong làng câu thì : máy ngang để chỉ máy « casting » và máy đứng, hay máy xuôi, máy dọc…. để gọi loại máy « spinning ». Nhưng nếu bài bản hơn, dễ cho việc cập nhật thông tin cũng như khi trao đổi, mua bán... theo tôi nghĩ, nếu đã gọi loại máy « casting » là máy ngang, vì chúng có trục quay cuốn cước nằm ngang và thẳng góc với thân cần câu một góc độ là 90°, thì loại máy « spinning » phải được gọi là máy xuôi hay dọc mới đúng, vì trục quấn cước chính của chúng nằm xuôi theo thân cần tức 0° .
1. Máy xuôi
- Máy xuôi : có 2 loại máy xuôi, thông dụng và phổ biến, đó là :
a/ Máy xuôi với ống hay nồi quấn cước không che (Spinning/Anh - tambour fixe/Pháp)
Loại máy này, ở đầu máy được bố trí một vòng hình bán nguyệt, thuờng bằng kim loại, tuy nhiên cũng có khi vòng này được làm bằng bằng nhựa pha trộn với bột than (carbon) như trên loại máy Mitchell Quartz, dùng để cuốn dây cước khi nó được quay quanh trục. Thông thường trên các loại máy xuôi, vòng bán nguyệt này bắt buộc phải được bẻ lật trở lui bằng tay không cầm cần, trước khi liệng. Nhưng, cũng có loại máy xuôi được bố trí thêm cần mở tự động vòng quấn cước này để chỉ cần sử dụng một tay khi thao tác.
Trên nồi cước của loại máy Spinning, nhà sản xuất thường có dán hay in các thông tin về : kích cở cước câu có thể sử dụng mà không làm hại máy, cùng với khả năng chưá cước của nó (chiều dài của dây cước được quấn cho đến khi đầy).
Ngày nay, cấu hình của nồi chứa cước hay quấn cước rất đa dạng. Chúng được làm bằng nhựa, bằng hỗn hợp nhựa + carbon, bằng nhôm, bằng kim loại hỗn hợp, và thường xuyên vành ngoài của nồi cước được bọc thêm một lớp Titan, chống mòn và trầy sướt. Thân nồi quấn cước thường nằm trong 3 dạng : thông thường – dài hình ống, nhưng nông – dài và hình chóp nón, cũng không sâu (máy câu Surf- casting). Ngoài ra, trên một số các máy xuôi, thuộc hạng nhẹ, gọi là loại Match, nồi cước có dạng thông thường, nhưng rất nông, mục đích để giãm thiểu số cước câu phải dùng để làm đầy nồi chứa. Nguyên nhân do kỹ thuật câu áp dụng, người cần thủ thường dùng cước câu nhỏ sợi và không dài hơn 150M ! Mặt khác, trên một số sản phẩm của Daiwa, vài năm gần đây, người ta đã quảng cáo 1 phát minh mới – đó là nới rộng đường kính của nồi cước vượt hơn bình thường với lý do là giúp cho cước câu bớt xoắn ! Nhưng xem chừng phát minh này không được giới chuyên dùng xác nhận !
Khi chọn mua máy câu, bạn đừng quên ưu tiên cho loại máy mà nồi cước được làm bằng kim loại. Ưu tiên kế tiếp là nồi cước của nó được bố trí thêm 1 kẹp nhựa để chèn dây - rất hữu dụng trong nhiều thao tác và kỹ thuật câu. Cuối cùng nếu loại máy này được bán kèm thêm với 1 hay 2 nồi cước phụ nữa, thì thật là đa dụng.
b/ Máy xuôi, nồi chứa cước được che kín (spincasting/Anh – capoté/ Pháp).
Cũng là một loại máy xuôi, nhưng loại máy xuôi (spincasting) nồi cước được bao phủ bởi một chụp che ngoài bằng kim loại hay nhựa, chỉ chừa 1 cái lỗ có đường kính to hay bé tùy loại, để thoát cước. Loại máy này thương được bán với 2 nồi cước, một nông một sâu. Nồi cước nông dùng với cước nhỏ, nồi cước sâu, dùng với cước to, hay có thể cùng kích cở nhưng cước dài hơn.
Máy Spincasting hay có khi còn được gọi tắt là Spincast, có nồi cước được che chắn, tiện dụng, ít khi nào bị « rối một nùi » lúc liệng, khi chưa quen dùng - cước luôn được bảo quản tốt - không cần dùng tay còn lại để mở nồi cuốn cước, và có thể vừa mở dây và giữ dây trước khi liệng chỉ vơí 1 cái nút bấm hay cần được thiết kế trên thân máy !
Tuy nhiên, nó cũng có không ít những khuyết điểm khác là : bộ hãm không chính xác như loại máy xuôi Spinning, không thể dùng được loại cước câu to, để câu cá to như để câu Stand-up chẳng hạn, vì cấu trúc của nó không cho phép ! Và với cấu hình nồi cước, máy câu Spincast không thể ném xa hơn loại Spinning, cùng kích cở !
- Máy ngang : nếu chiếu theo như cách bố trí của trục quấn cước nằm ngang hay nằm xuôi để xếp theo chủng loại, thì máy ngang cũng gồm có 2 loại, đó là loại máy ngang (casting, conventional) và máy câu Fly. Tuy nhiên, loại máy Fly dùng để câu với mồi côn t
Đa dạng không kém loại máy xuôi. Máy ngang loại cực to được liệt vào hạng « big game » thường xuyên được dùng với từ « conventional ». Ngược lại, loại nhỏ hơn dùng để câu nước ngọt, hay câu Surf, chúng lại được mệnh danh là máy « casting ».
Cũng như máy xuôi, các loại máy ngang to hay bé, đều được trang bị ít nhất bộ phận hãm chính, có khi có cả bộ hãm phụ nữa - một bộ phận tương đương với hệ thống « bait runner » của máy xuôi, và sau cùng, một cần gạt để người sử dụng có thể quay ngược hay xuôi tùy thích. Ở các loại máy ngang cở trung và tiểu, đầu vào của nồi cuốn và chứa cước, thường được thiết kế một bộ phận giúp dây có thể được trải đều dọc theo trục của nồi cước.
Do ở hệ thống vận hành cuốn dây trực tiếp không qua trung gian của các bánh xe trung chuyển và vòng quấn cước như ở các máy xuôi. Máy ngang có sức trục rất khỏe, và nhiều lần mạnh hơn các máy xuôi cùng hạng, loại. Ngược lại, do bởi cấu hình của hệ thống, máy ngang có tốc độ cuốn dây rất chậm so với máy xuôi. Ví dụ một vòng tay quay có chỉ số là 1:4.5, hay 1:5.2 chẳng hạn, máy xuôi có thể quấn được vào từ 65 – 75cm cước câu, trong khi đó ở máy ngang, chiều dài cước cuốn vào, được không bằng phân nửa !
Khuyết điểm kế tiếp của chủng loại máy ngang là «vấn đề» tay quay của chúng không thể đổi vị trí từ phải sang trái hay ngược lại, như trên các loại máy xuôi cũng như việc thay ống quấn cước trong khi thao tác câu, là việc bất khả thi !
Thường khi câu cá to, như : cá Thu, cá Ngừ, cá Nhồng, cá Chình, cá Mập… loại máy ngang conventional hay big game, sẽ đáp ứng yêu câu của bạn một cách không có gì bàn cãi. Nhưng trở về với kỹ thuật câu bờ, chẳng hạn như câu surf-casting, thì lại có 2 trường phái. Phe A - nhất quyết máy xuôi là hạng nhất, vì máy xuôi quấn nhanh, thao tác liệng, ném, cuốn… cũng nhanh. Phe B - dựa vào kỷ lục liệng xa của máy ngang (nếu tôi không nhầm, độ xa này khoảng trên 200M, với cước 0.33 - thành tích lập bởi 1 cần thủ Nhật), thì máy ngang là loại máy lý tưởng nhất để câu Surf, vì khi câu Surf casting, liệng càng xa, càng dễ hy vọng có cá cắn !?
Vậy, ý kiến của bạn như thế nào ?
Máy câu Fly : chiếc Máy câu này được phát minh chỉ để chứa dây câu, vì cần thủ câu Fly chánh tông ít khi nào dùng Máy để chiến đấu với cá. Mục đích thứ hai của chiếc Máy Fly là để làm vật đối trọng khi được gắn vào cần, vì vậy Máy Fly luôn được gắn vào cuối chuôi cần.
Là một kỹ thuật câu trước đây chỉ dành cho giới thượng lưu, trưởng giả tại châu Âu. Dân câu Fly có một văn hóa riêng khác với các lối câu khác. Theo tôi biết, nó rất cầu kỳ, từ việc nuôi cả bầy gà trống đủ các giống để chỉ chọn lấy vài túm lông, đến việc chuốc cần tre, hơ nắn… Chưa hết, sau đó phải kể đến nghệ thuật chế tạo mồi giả, bằng tay. Vâng, đúng thế, không thể nào không xem đó như một nghệ thuật được, vì hể làm con ruồi trâu, thì giống y hệt như con ruồi trâu, kể cả màu sắc. Làm con chuồn chuồn, thì nhìn cũng y chang con chuồn chuồn, không khác một tẹo… và chất liệu cấu tạo chỉ là lông gia cầm và một số chỉ sợi nhân tạo thôi, không cần computor và phần mềm để vẽ 2D hoặc 3D, để làm khuôn đúc chi cả !
Gần đây, máy câu Fly đã được dân câu Rê, dùng để rê mồi nổi, câu cá Bass, cá Pike…. nước ngọt và loại máy Fly cở to đùng để câu cá biển. Nói chung, máy câu Fly ngày nay không thuần túy là máy để « câu bay (câu mồi giả có hình thái giống như ruồi, muỗi)» như các thế kỷ trước. Riêng tại miền bắc Việt Nam ta, máy Fly được sử dụng vào một kỹ thuật câu khác, đó là câu … Lục !!!