Phao câu lục xa bờ chân đồng, đầu cắm bầu 28, 30, 32
"Đại lý đồ câu cá, cần câu cá, máy câu cá, phao câu ca, lưỡi câu lục, phụ kiện đồ câu ...
Docauonline.com là Đại lý chuyên cung cấp đồ câu cá, Đại lý đồ câu cá, cần câu cá, máy câu cá, phao câu ca, lưỡi câu lục, phụ kiện đồ câu các loại cần câu cá giá rẻ, hay máy câu cá chính hãng chất lượng cao với tiêu chí đem đến những trải nghiệm câu cá tốt nhất cho các cần thủ.
Docauonline.com, Đại lý đồ câu cá, cần câu cá, máy câu cá, phao câu ca, lưỡi câu lục, phụ kiện đồ câu ... chính hãng tại Việt Nam
Các mặt hàng sản phẩm Đồ Câu Cá tại docauonline rất đa dạng các mặt hàng và sản phẩm, như: Các loại máy câu cá lancer, máy câu cá sông máy câu cá biển, máy câu đứng, máy câu ngang, cần câu lục, cần câu lancer, cần câu mồi giả, cần câu rút, cần câu tay hay các loại cần câu máy, lưỡi câu cá, lưỡi câu lục, lưỡi câu đơn phao câu cá, Đồ lặn biển, Dụng cụ lặn kính lặn ống thở hay phụ kiện câu cá khác. Docauonline.com có rất đa dạng các nhà cung cấp, các thương hiệu tên tuổi chuyên cung cấp các sản phẩm câu cá như: Shimano, Daiwa, tica, Pioneer...
Cần câu cá giá rẻ, máy câu cá, đồ câu cá chính hãng |
Docauonline.com"
Phao câu lục xa bờ chân đồng, đầu cắm bầu 28, 30, 32
model: PHAOLUCCHANDONG
Hãng: VN
Chủng loại: phao câu đơn, phao câu tay, Phao cau dai, phao cau luc
Màu:
Kích thước: quả to các Size Từ D1,2,3,4
độ dài: 30-45cm
hợp với mọi nơi, nổi nhanh
Chất liệu xốp thủy lục ép siêu nổi nhanh
thích hợp cho dân câu sông câu hồ, đầm, mương, giãnh
Dùng cho các cần thủ chuyên nghiệp, câu lục gần và xa bờ
Phao câu lục xa bờ chân đồng, đầu cắm bầu 28, 30, 32
Đánh xa khoảng 1m - 80m tùy các size
chơi được các loại lưỡi 6, 7,8,9...
phao câu cá đẹp giá tốt, docauonline.com, docauvn.com cam kết hàng chất lượng giá cả cạnh tranh
Phao câu lục xa bờ chân đồng, đầu cắm bầu 28, 30, 32
Chất liệu xốp thủy lực
Màu sơn đẹp, cân đối
Phao nhẹ nổi nhanh nhạy
phao đẹp cân đối thiết kế tinh sảo bền chắc đẹp
D1: lục 6 chở lên
D2: Lục 7 chở lên
D3,4 Lục 8 chở lên
Tất các phao đều có thể sử dụng đèn led 60h, 90h, hoặc đèn bẻ để đánh đêm
Hướng dẫn sử dụng
Liên hệ Đt, zalo, viber: 0985.36.54.64 - 0982.775.773
http://docauonline.com, http://docauvn.com
mua buôn xin liên hệ
Hỗ trợ kỹ thuật
Đại lý cần câu cá Daiwa
Đại lý cần câu cá Shimano
Phí vận chuyển: trong nội thành Hà Nội miễn phí đơn trên 1.000.000VND
Phí vận chuyển: Ngoại tỉnh người mua chịu
Dụng cụ câu cá
cần câu cá
đồ câu cá
máy câu cá
Lưỡi câu cá
Phao câu lục xa bờ chân đồng, đầu cắm bầu 28, 30, 32
Cần câu Sông |
Cần câu biển |
Cần câu hồ |
can cau ho |
can cau song |
can cau bien |
may cau song |
may cau bien |
may cau ho |
Cần câu cá |
Cần câu cá 2 khúc – cần câu lăng xê |
Cần câu cá trọn bộ - Bộ cần câu máy|
Cần câu lục – cần câu rút |
Cần câu Shimano |
Cần câu tay|
Dây cước – dây dù câu cá |
Dụng cụ câu cá |
Lưỡi câu cá |
Máy câu cá |
LUOI CAU LUC|
Máy câu ngang |
Máy câu shimano |
Mồi câu cá |
Phao câu cá |
Thùng đựng cá |
Cần câu lục 2nd |
Cần câu biển |
Máy câu lancer |
Máy câu fly |
Máy câu đứng giá rẻ |
cước câu nhật bản |
Phụ kiện câu cá |
Shimano |
Daiwa |
Ryobi |
Olympic |
cần câu Iso|
Cần câu tôm|
Dien dan cau ca|
thời trang câu cá|
Phao câu lục xa bờ chân đồng, đầu cắm bầu 28, 30, 32
1/ Cấu tạo của phao:
Có hai loại phao: phao ngày và phao đêm.
Một chiếc phao có 4 phần chính: bầu phao, cần phao, mũ phao, chân phao, bộ phận gắn chân phao.(H.1)
Bầu phao làm bằng các vật liệu có tỷ trọng nhỏ hơn nước như: xốp ép, gỗ li-e, gỗ gòn, gỗ balsa.
Xốp được ép đúc và đựoc bọc phủ bằng lớp nhựa hoặc keo làm tăng độ bền vững. Loại này rất nhẹ, độ nổi cao. Không thích hợp lắm cho phao xa bờ bởi không bền vững do phao này chịu va đập nhiều.
Gỗ li-e: bản chất là thứ vỏ cây mọc nhiều ở miền nam nước Pháp và nước Ý, mọc hoang hoặc trồng để làm nút chai rượu vang. Vỏ cây được thu hoạch, gia công ép dính theo khuôn để định hình. Loại này tỷ trọng cao hơn xốp, bền hơn.(H2)
Gỗ gòn: có ở miền Nam nước ta, nhẹ, bền, dễ dàng gia công tiện theo ý muốn bằng máy tiện gỗ.
Gỗ balsa, loại gỗ lý tưởng để làm phao, rất nhẹ, bền, vân đẹp, phải nhập khẩu vào nước ta..
Bầu phao lục có thể to hay nhỏ nhưng luôn có hình giọt nước.
Cần phao: thường làm bằng thanh sợi thuỷ tinh, bạn có thể dùng đốt 1 của cần tay có bán tại các cửa hàng đồ câu. Loại này bền, thẳng, tiết diện nhỏ. Cần phao điện cũng dùng vật liệu này làm lõi, dây đồng dẫn điện quấn quanh cần phao, phủ ngoài lớp keo bảo vệ hoặc gia cố quấn chỉ, phủ keo.
Chân phao, với phao lục đầu cần, chân phao có cùng vật liệu như cần phao, chân phao được vuốt nhọn để lắp vào bộ phận gắn phao. Với phao lục xa bờ, chân phao làm bằng thanh kim loại tròn được bọc 1 lớp chì để đạt được trọng lượng phù hợp khi cân phao, chân phao có gắn khuyên để lắp vào bộ phận găn phao chạy.
1. Lục đầu cần:
Phao lục có bầu phao bé vì chỉ cần 2 tác dụng: báo hiệu và chống sóng (khi cần). Vì câu đầu cần nên mũ phao cũng nhỏ, sát mũ phao, cần phao sơn vài vạch sơn phản quang cho dễ quan sát.
Loại này luôn đi với bộ phận gắn phao cố định. Nhưng trong câu nước sâu cần dùng với bộ phận gắn phao chạy.
Khi câu trong vạt bèo, bè muống, phao lục ngắn để linh hoạt khi đặt lưỡi vào các khoảng trống nhỏ giữa các lá bèo. Vì thế loại này có cần phao, chân phao ngắn; phao dài từ 8 — 12 cm, nên chọn loại gắn chân phao nhẹ, mềm.(H3)
Khi câu ở mặt nước trống, có sóng gió, bạn nên sử dụng loại phao chống sóng với cần phao mảnh, dài có khi tới 30cm, cả chiếc phao dài tới 40cm. Mũ phao hình bầu dục nhỏ làm giảm độ cản gió. Thêm đó là bầu phao thon hơn và to hơn để có thể gắn thêm ít chì lá vào chân phao giúp phao ổn định tốt hơn trong sóng gió.
2. Lục xa bờ:
Phao lục xa bờ có thêm tác dụng mà phao lục đầu cần không có: làm điểm tựa giúp cho lưỡi lên thẳng khi giật. Để đạt được, phao cần to và nặng. Người ta phải thêm rất nhiều chì vào chân phao. Câu càng xa, càng sâu thì phao càng to và nặng. Bầu phao rất to, đôi khi to hơn quả trứng vịt, đường kính tới 5 cm.(H5)
Một động tác rất quan trọng là bạn cần “cân phao” trước khi đi câu. Thông thường mỗi cỡ lục dùng thích hợp với một cỡ phao. Dùng một chai dầu ăn loại 5lít, cắt bỏ phận thu hẹp, đổ gần đầy nước, bạn thả phao vào và cân phao sao cho phao chìm gần hết bầu phao, cách chân của cần phao 1cm là được. Sau đó bạn gắn lưỡi lục vào chân phao rồi thả vào chai nước, nếu phao nổi thì bạn cần thêm chì, nếu chìm quá nhanh - bạn cần bỏ bớt chì ra.
Trọng lượng của phao còn giúp cho bạn ném lưỡi ra dễ dàng, thực chất bạn ném phao chứ không phải ném lưỡi.
Cũng nhờ trọng lượng phao dồn vào chân phao nên bản thân phao lục xa bờ chống sóng rất tốt.
Phao to và nặng giúp loại bỏ những va chạm của các chú cá nhi đồng, tránh gây nhiễu cho cần thủ.
Vì câu ở khoảng cách xa nên mũ phao to để dễ quan sát. Vì nhìn xa nên hay bị loá khi nhìn lâu. Tuỳ thời tiết mà bạn chọn màu mũ phao cho dễ nhìn: nắng chói dùng mũ phao màu đen, nắng nhẹ -loại màu đỏ cam, âm u dùng loại màu xanh nõn chuối.
Hình dạng của mũ phao cũng cần thích hợp cho cách câu này, chúng không thể dẹt như chiếc bánh rán (dây linh sẽ quấn vào cần phao khi ném); thường chúng có dạng hình giọt nước, đôi khi có dạng hình cầu.
Vì đặc tính câu xa bờ nên dây linh thường ngắn chỉ 40- 45cm vì nếu quá dài, khi ném phao, lưỡi lục nằm dưới sẽ rất nhũng nhẵng khó ném chuẩn. Chính vì thế phao lục xa bờ không quá dài thường chỉ 40cm, sao cho khi lắp phao, gắn lục, mũ phao cách lục 5cm.
Vì câu xa bờ nên bạn bắt buộc dùng phao chạy, tôi hay dùng khoá kinh xoay để gắn phao,
bạn lưu ý rằng, nếu vòng kim loại ôm lấy dây trục nên làm bằng sợi inox trơn, nhẵn. Sợi inox này nên to hơn dây trục giúp dây trục ít bị sờn hơn khi “chạy”.
Bạn cũng lưu ý rằng, cần chọn dây trục có kích cỡ hợp với trọng lượng của phao nếu bạn dùng cách ném lưỡi qua đầu. Nếu không trọng lượng của phao sẽ cắt đứt dây trục, bạn sẽ gặp tình huống: phao và lục bay xa, để lại sự bực dọc cho bạn.
Phần gắn với chân phao cần gia cố quấn bằng chỉ dù, nhỏ keo 502.
3. Phao đêm:
Có nhiều cách tạo thành phao đêm, đa số dùng loại chuyên dụng có lắp pin và bóng đèn. Nó bao gồm bầu lắp pin có thể tháo rời khỏi bầu phao. Loại này rất sáng, sáng lâu, có lần tôi để quên 3 ngày, phao vẫn sáng. Tiện dụng nhưng đắt tiền..(H5)
Loại thứ 2 là sử dụng chính phao ngày, nhưng gắn thêm que ligne stick khi câu tối. Loại này ít được sử dụng hơn.
B>Những tín hiệu từ phao khi câu lục :
Thực chất phao chính là con mắt thứ 3 của cần thủ. Trong đánh lục vai trò của phao càng quan trọng, bởi lẽ tất cả tín hiệu được phát ra chỉ trong thời khắc rất ngắn, nếu cần thủ không kịp xử lý thông tin, anh ta sẽ lỡ cơ hội.
Có hai cách đặt phao khi câu mà cần thủ hay dùng : đánh lục phao mím và đánh lục phao cao.
Với mỗi hoàn cảnh cụ thể mà cần thủ sẽ sử dụng phương pháp nào.
- Phao mím : chỉ dùng trong câu xa bờ, cá khôn nhát lưỡi. Cần thủ sau khi ra lưỡi đúng ổ, phao nhô lên khoảng 2cm, thu cước từ từ cho đến khi nước ngập nửa mũ phao. Cách này giúp cho cần thủ có phản ứng nhanh hơn, ít bị động hơn ngay với cả những quả « lú
Cách này chỉ hiệu quả với mặt nước phẳng hoặc sóng nhẹ.
- Phao cao : dùng trong cả câu đầu cần và câu xa bờ. Tuỳ theo mức độ sóng, loại cá định câu mà đặt phao cao hay thấp. Trung bình khoảng 2-3 cm, cá biệt câu trắm đen, tôi để cao hẳn 5 — 7 cm. Câu chép hoặc cá đã nhát lưỡi nên để phao thấp nhất có thể.
* Các tín hiệu :
1. Phao máy :
Phao chìm xuống rất nhẹ, nhô trở lại một cách liên tục, với cường độ rất nhẹ.
Nếu phao máy nhiều lần, đó là do cá con vào phá vùng, bạn không nên căng thẳng mà hãy buông cần ngồi vãn cảnh. Đột nhiên hiện tượng này đột ngột biến mất, bạn hãy cần cần, sẵn sàng tư thế, vì cá to đã mò vào, cá con sợ chạy hết.
Nếu phao đang yên lặng, bỗng nhiên máy nhẹ một hai cái, bạn hãy thận trọng, có thể đó chính là chú chép hay chú trê đang rờ rẫm chiếc râu ăng ten. Đặc biệt lúc trước đó bạn thấy gần ổ thấy có tăm to nổi lên lảng vảng xung quanh.
2. Phao lắc :
Phao lắc lư tựa như quả lắc đồng hồ nhưng nhẹ nhàng hơn nhiều.
Nếu bạn đánh trắm đen, thì hãy kéo nhẹ lưỡi vào 10cm. Bởi đó chính là khi cá bơi quạt nước làm cho phao đảo mạnh liên tục, kéo dài.
Nếu bạn đánh cá trắng, phao lắc nhẹ, rất mơ hồ, đó rất có thể là chú mè đang hớp thính, nếu thính của bạn hơi chua tanh, cám bổi nhiều, bạn biết hồ có mè thì không lý do gì khiến bạn chần chừ giật thật lực. Bạn cần giật mạnh vì mè ăn khá cao.
3. Phao lún :
Phao chìm xuống nhẹ và trở về vị trí cũ ngay.
Nếu chìm xuống nhanh, trở lên nhanh thì đó chính do cá bé chạm vào linh. Bạn không nên giật mà « động » ổ.
Nếu chìm xuống nhẹ nhưng chậm thì đó là cá to, nhưng tỳ không chính diện hoặc cá nhát. Đừng chần chừ bạn nhé.
4. Phao tụt.
Phao từ từ chìm nghỉm đôi khi không nhìn thấy phao đâu. Đó chính là cá to, hoặc hiện tượng tỳ linh chính diện. Trắm đen hay có hiện tượng này. Hãy giật ngay lập tức.
Cũng đôi khi chú cá bé thôi, nhưng húc đầu vào linh, phao cũng chìm nghỉm nhưng rất nhanh, và trồi lên cũng nhanh.
Có lần đi săn hàng (câu xa bờ), phao chìm từ từ rất đẹp, chỉm nghỉm mặc dù để phao rất cao. Dồn hết sức bình sinh giật, một chú rô phi bị bắn tung ngay trước mũi cần, nguyên nhân do cá húc phải dây trục kéo dây trục đi. Một quả « tưởng bở » quá to
5. Phao bềnh :
Phao bất chợt nổi phềnh lên. Nếu bạn để yên, có thể phao tụt xuống về vị trí cũ,hoặc nhô lên hụp xuống 1 lần nữa, đôi khi khi đứng yên trở lại, độ cao của phao bị thay đổi.
Điều đó có nghĩa là cá vào ăn đã bị mắc lưỡi vào mặt. Con cá khôn ngoan nhô lên để gỡ lưỡi.
Bạn phải làm gì ? Hãy giật nhẹ (nhấc cần trong câu đầu cần), giật mạnh vừa phải khi câu xa bờ. Nếu bạn giật mạnh, rất có thể lưỡi câu xé rách thịt cá bởi vì lúc đó, lưỡi ở tư thế nghiêng, không ngửa, không cắm vuông góc với da thịt cá. Bạn giật nhẹ hơn bình thường để lưỡi cắm sâu thêm chút ít, con cá vùng chạy vì đau và sợ, lưỡi sẽ bật ra vuông góc với da thịt cá và lún sâu dần trong quá trình dòng hãm cá. Tôi thường giật bồi nhẹ phát nữa sau khi cá vùng chạy 1 đoạn.
Thời điểm giật : tốt nhất nên giật khi phao đang trong quá trình « đi lên », điều này có nghĩa lưỡi vẫn đang găm vào đầu cá, cá vẫn đang ngóc đầu lên nhằm gỡ lưỡi. Nhiều cần thủ cho rằng nên giật khi phao bắt đầu đi xuống. Đó thật sai lầm.
6. Phao tụt xuống từ từ nhưng không trồi lên :
Đó là hiện tượng sụt thính do lưỡi nằm trên khối thính, thính tan ra hoặc bị trôi khiến cho lưỡi bị sụt xuống.
Bạn đừng nhầm tưởng đó do cá tỳ mà lẩm bẩm « đẹp thế mà không dính ».
* Giật muộn: nên hay không ?
Khi các hiện tượng đáng giật xảy ra mà bạn không kịp giật, bạn có nên có tình giật hay không? Theo tôi, bạn nên giật muộn với hiện tượng bềnh phao, nhưng đừng quá muộn, có nghĩa là khi phao chưa xuống hết. Có lý do: lưỡi vừa rời khỏi đầu cá, đang chìm xuống, nó không cách quá xa thân mình con cá, bạn vẫn còn cơ may để dính ; lý do thứ 2 : con cá đã bị đau do mắc vào lưỡi của bạn, nếu đó là con cá khôn « từng trải », nó sẽ không bao giờ quay lại ổ thính của bạn, vậy thì không có lý do gì mà không giật dù cơ may rất ít, nhưng ít còn hơn không còn.
Còn với các hiện tượng khác, bạn không nên giật, phần lớn con cá sẽ quay lại ổ thính của bạn. Nếu bạn cố giật, xác suất dính rất ít, hơn thế bạn đã kích hoạt tính cảnh giác của nó. Nó sẽ nói với bạn rằng : « hãy đợi đấy ».
Đó là những hiện tượng chúng ta thường gặp. Trong thực tế khi đi câu, luôn có những điều khó lý giải được.Có lẽ thế mới gọi là « đi câu ». Đổ vấy vá cho có vẻ bí hiểm thế thôi chứ thực ra mọi cái đều có nguyên nhân của nó.
Quả thật nghề chơi cũng lắm công phu !
Câu tay lưỡi đơn là cả một môn câu nghệ thuật mà tôi đang chập chững bước vào , và háo hức khám phá những cái mà anh em x.com như anh Huỳnh Minh Định ( Đồng Diều ), Huỳnh Văn Phong ( cũng là hội viên Âu Lạc ) hay như bác Việt Hòa nữa... vẫn hay dùng từ Vi Diệu để diễn tả những ngóc ngách của nó.
Tôi cảm thấy so với các tiền bối trong Nam ngoài Bắc tôi chỉ là một gã thất phu quê kệch không hơn không kém. Còn nếu so với đội bạn Lão Quỷ TQ thì tôi chỉ là một tay... bại liệt (!)
Nói thế nào nhỉ ? Trước kia tôi rất ngán câu Chép ! Vì tôi câu Chép toàn chỗ cửa sông cửa ngòi , Chép ăn mồi giun rất khó chịu , nó ngậm vào nhè ra nhấm nhẳng , và chả biết đằng nào mà lần. Lúc thì giật non quá , lúc già quá. Có khi nó mắc lưỡi rồi tự gỡ lưỡi mà tôi cũng chẳng biết nữa kia. May lắm thì đựợc một hai con loanh quanh hơn cân , mà đó là câu chìm , chì neo nặng , có máy , phao chỉ để gọi là lúc nào nó lôi tịt máy chạy rè rè mới ra nhấc.
Bây giờ tôi suy nghĩ khác trước nhiều, sau khi học hỏi anh em câu tay trong Nam và xem đội TQ câu hôm vừa rồi.
Hãy nói về cần câu : Hùng Râu than phiền về cần câu, nhưng tôi nói luôn là tôi cũng có cây cần Zoom 4,5m cùng hãng , cách đây ít lâu một cần thủ câu tay dùng chiếc cần Zoom này của tôi giật một con rô phi sông cỡ 1kg bay vèo lên bờ mà nhẹ như không. Anh ta tên là Đặng Hạnh , chắc ai cũng biết rồi đó. Mặc dù mọi việc xảy ra rất nhanh , nhưng tôi chứng kiến , và mọi việc được giải thích như thế này : Lợi dụng con cá lồng lên , làm sao khiển cần câu để sử dụng chính sức mạnh của nó , giống như Thái Cực Quyền hay Nhu Đạo hay Giu - Đô gì đó ... Và có thể bạn không tin , nhưng đúng là lôi con cá rô phi chừng 1kg bay vọt lên bờ trong nháy mắt ! Vụ này có đệ tử Thắng Tẩy và Sơn Đen chứng kiến hẳn hoi. Cứ như thể con cá nó cố tình lao lên bờ vậy , dây câu chỉ như định hướng cho nó mà thôi.
Hôm qua ở Phi Trường , tôi hò hét gọi "Đại Úy Bính" mang vợt đến khản cổ mà ông ta cứ đủng đỉnh đi từ bên kia hồ sang , con Chép chạy ngoằn ngoèo một hồi rồi làm cú đột phá thoát thân. Con thứ hai nổi mặt lên rồi đập cái đuôi đỏ chót vẫy chào tôi lần cuối rồi phi thẳng ra giữa hồ. Cây cần hiệu FL của tôi khá tốt , nhưng sau lần tôi và Vương Gãy Cần đánh đu thử sức bền của nó thì tôi không dám mạnh tay.
Thế mới biết lừa cho cá ăn mồi đã khó, lôi nó lên bờ còn khó hơn. Dây thẻo câu Chép nên dùng Fluro Carbon - giảm thiểu khúc xạ ánh sáng ( Bạn hãy hình dung dây cước giống như một sợi cáp quang dẫn sáng vậy ) - Dây Fluro Carbon ít bị xoăn và ít rối thẻo câu , nhưng chính vì thế nên nhược điểm của nó là hơi cứng, cá nhát mồi thì không dám ăn. Dân câu lục hay gọi nó là dây link tàng hình.
Dù cho ánh sáng có khúc xạ và truyền theo dây trục xuống gần đáy ao lấp lánh đi nữa , nó biến mất ở đoạn link nối với thẻo , và thẻo trở nên "tàng hình" - Ngày xưa câu cá đâu có thẻo hay dây trục gì đâu, cứ một sợi từ đầu đến cuối , nên hiệu quả kém là phải. Thẻo 2 lưỡi câu tôi thấy hiệu quả hơn hẳn , cá say mồi hơn , hai lưỡi chênh nhau 3-5cm đảm bảo luôn có một mồi nằm dưới bùn, một mồi trên mặt bùn. Tuy nhiên nếu bùn dày hơn tôi nghĩ khoảng cách nên tăng lên theo độ dày bùn lỏng ( Lưu ý mỗi lần nhấc mồi xem xét bùn rác bám vào lưỡi câu để đánh giá mức độ bùn , hoặc nhìn màu nước phán đoán )
Ở đoạn link nối thẻo và dây trục có một vòng cao su giảm xóc nom như cái gioăng phao đèn nhưng nhỏ hơn có tác dụng khi ta vảy đầu cần cá đỡ rách mép hoặc bong , và khi cá chạy cái vòng này giãn ra đàn hồi. Chiếc vòng được móc chặt vào cái link xoay quấn chì lá và cái chụp đầu bằng cao su che mối buộc - Tạm gọi như vậy - Vì ở Hà Nội chưa từng có - Cái link xoay quấn chì này rất quan trọng - Nó giúp cho chì có nơi chốn để quấn chứ không tùy tiện quấn vào cước hay bấm chì hạt vào cước làm giảm sức kéo của cước, và chì bấm thì khó mà cân phao được. Thứ hai là nó chống xoắn. Thứ ba , quan trọng nhất , là nó giúp ta dễ dàng cân phao. Cái phao dài nhiều vạch xanh đỏ kia có lý do của nó. Sau khi mắc thẻo câu , chì , phao hoàn chỉnh ... Chiếc phao phải nổi được ít nhất 2 vạch xanh và đỏ trên cùng. Khi móc 1 mồi ( giun , trùn chỉ nuôi cá cảnh ,hoặc mồi bột ) vào thường là nó tụt thêm một vạch, còn khi đủ hai mồi , nó chìm nghỉm. Nhưng cũng không hẳn vậy, vì nó tùy thuộc vào số phao 1,2,3,4,5,6... Dùng đến phao số 4 thôi thì một con giun đỏ cũng đã không thể làm nó tụt một vạch, phải là phao số 1 hặc 2 hoặc 3. Tôi đang nói đến giun đỏ nhà chị Xuân HG , hoặc nhà bác Thắng gì đó ở phía đối diện cũng bán. Giun quế bé tí chưa được bằng cái nan hoa xe đạp.
Mồi bột mà tôi đang dùng có vẻ như là tiêu chuẩn mà nhà SX phao áp dụng. Cứ một hạt mồi bằng hạt lạc là phao số 3 tụt một vạch. Vì thế khi phao nổi lên một vạch tôi biết là cá rỉa mất một mồi , khi phao lên 2 vạch là hết mồi. Còn khi lên 3 vạch chắc chắn cá đang đưa mồi , giật xéo vẩy đầu cần nhẹ nhàng là đê mê ngay , tiếng rin rin của cước xé nước mới thích làm sao ! Tôi hơi ngạc nhiên là khi kiểm tra chỗ quấn chì, tôi thấy lá chì mỏng bị mở ra nửa vòng. Liệu có phải sức cản của nước gây ra điều này hay không ? Mai mốt hỏi lại anh em có kinh nghiệm xem sao.
Lại nói thêm về cân phao nhé ! Tôi đang nói đến cân phao để câu đáy , chứ không phải câu lửng. Tôi nhằm câu Chép và Diếc mà. Tôi có cái bể cá chiến lợi phẩm bằng kính ở Hook Cafe nên cũng tiện , tha hồ cân phao. Đầu tiên quấn chì dư dư một chút rồi cắt dần , càng về sau càng phải thận trọng dùng kéo bấm thợ may cắt từng tí một mỏng như sợi chỉ để sao cho phao phải nổi ( Hãy nhớ nhé các cần thủ tập sự ! Phao phải kéo được chì + thẻo lưỡi lơ lửng trong nước ) và phao phải thò được ít nhất 2 vạch lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên nếu mồi của bạn quá nhẹ hoặc bé không thể kéo chìm phao sau khi mắc mồi thì bạn cho 1 vạch thò lên cũng được ( thế mới gọi là tinh vi...diệu )
Tôi theo dõi sau khi vê mồi bột , chỉ một mồi chạm đáy , mồi thứ hai lơ lửng. Nếu mồi to hơn chút xíu thôi , cả hai chìm sát đáy. Nói chung khi một trong hai mồi tụt ra , mồi còn lại sẽ lơ lửng sát đáy bể , và từ từ trôi dạt theo dòng nước. Chỉ cần một tác động rất nhỏ cũng khiến nó lay động.
Đây là chiếc phao số 3 - Hãy chú ý đầu phao được sơn những màu xanh đỏ vàng khác nhau và được phân chia bằng những vạch màu đen rõ ràng !
Đây là các linh kiện cho một thẻo lưỡi đôi và dây câu , tất nhiên còn cả cước và phao nữa. Từ trái sang phải là lưỡi câu , giảm xóc , link cuốn chì và chì lá , chụp che mối buộc , hạt chặn dưới phao , chân phao chạy , hạt chặn trên , vỏ dây điện buộc nút móc nối với link đầu cần.
Còn đây là thẻo và dây câu sau khi hoàn tất. Trên cuộn dây tôi ghi chú 4mP3 - Viết tắt dây trục dài 4m và cân chì cho phao số 3 - Cái này không hề thừa chút nào. Và hạt chặn trên dưới nên khác màu nhau , tôi thích màu đỏ bên trên cho dễ nhớ , lúc thao tác nhanh , vì hạt chặn trên rất quan trọng, lại thường xuyên điều chỉnh. Theo các bậc tiền bối , hai hạt chặn này nếu câu gần bờ từ 3-7 m và phao nhỏ từ số 1 đến số 4 thì cách nhau khoảng 20 cm là ổn. Nhưng khi câu xa dùng từ phao số 5 trở lên thì nên tăng khoảng cách hai hạt chặn lên 30 - 40 cm. Mục đích là tránh việc phao to khi bị giật đột ngột có thể gãy vỡ , giảm tốc độ giật xóc lưỡi...
Tôi trích ý kiến của anh Phạm Ngọc Tỉnh có nickname Team Daiwa - Một trong những nhà tài trợ các giải thi câu của chúng ta đến từ CLB x.com ( TPHCM ) - Một người rất rành về đồ câu , vì anh là nhà phân phối đồ câu Daiwa nổi tiếng :
Cần tay thì nên chọn loại cứng, nhìn trên thân cần có chữ tàu như thế này (硬調) là được. Cầm cần kéo dài hết ra thấy thẳng như cây cơ oánh bi-da mà nhẹ là ok. Ngọn cần cỡ 1 đến 1.5 mm là đẹp nhất. Cần dẻo quá đánh không ngon. Mới chơi thì mua cây cần tàu 100K là được rồi, kinh phí nhiều thì chơi 1 cây 99% carbon cỡ 2-2,5 triệu cầm cho nó nhẹ tay, không thì 80-90% carbon cũng được tuy hơi nặng. Dây câu 0.25mm đến 0.30 là đẹp. Thẻo lưỡi bằng hoặc nhỏ hơn cũng được. Xem hình dưới đây để xem dây, phao, thẻo lưỡi.
Các bạn lưu ý hai lưỡi câu nom vuông vuông ở hình trên , phần lưỡi và ngạnh ngắn hơn các lưỡi thông thường ngoài Bắc chúng ta hay dùng , mục đích là để dễ quấn trùn chỉ đó !
Khi câu xa bờ hoặc gió to sóng lớn , ta phải dùng phao chống sóng ( Cỡ phao 5,6 trở lên ) Hoặc phao to và có gắn những hạt màu để nhìn cho rõ như những bức ảnh trên. Đương nhiên độ nhạy những phao này không thể bằng những phao nhỏ , và mồi chắc cũng phải to hơn. Thú thực là tôi chưa kịp hỏi rõ những cao thủ về vấn đề này, chỉ nghe nói sơ qua mà thôi, mai mốt sẽ bổ sung sau.
Nói lại về các kiểu phao tịt hay phao bềnh - Cả hai trường hợp này đều có thể giật được cá. Câu mồi bột nên giật xéo cần câu, có trường hợp lưỡi mồi cá không ăn lại móc vào và dính cá , tóm lại khả năng dính cá cao hơn. Nghe nói các cao thủ thích câu mồi dẻo nhanh tan chính là vì lý do này, hơn nữa mồi nhão cá ăn nhanh hơn. Nếu phao đưa ngang, nên giật ngược hướng cá chạy ( cái này thì hầu hết những ai câu tay đều hiểu ) - Duy chỉ có điều không nên giật mạnh quá kẻo đứt cước hoặc gãy cần. Ai cũng biết một viên đạn bắn ngược chiều máy bay thì sức công phá khủng khiếp thế nào rồi !
Nếu câu mồi giun hoặc trùn chỉ ( giun nuôi cá cảnh ) thì cho cá ăn mồi sâu hơn chút , và thường là chắc ăn. Nhưng tôi nói luôn là buộc trùn chỉ không khó nhưng cũng phải học. Nhìn bác Triệu Du buộc mà học tập. Trùn chỉ đổ ra một cái khăn mặt trên mặt đất, ráo nước trùn quyện chặt vào nhau. Kẹp sợi chỉ vào đốc lưỡi câu ( chỗ buộc cước ) bằng ngón cái và ngón trỏ rồi véo một búi trùn chỉ đặt vào lưỡi câu , dùng ngón giữa đỡ búi trùn và tay kia bắt đầu cuốn nhẹ chỉ ( nên chọn chỉ màu đỏ cùng màu trùn ) càng lúc càng cuốn chặt hơn chút xíu và đổi hướng liên tục như cuộn len , đến lúc thấy tròn đều là được. Khéo léo sao cho buộc ít vòng mà tròn , chặt là ổn.
Dù sao món trùn chỉ mất vệ sinh , mất thời gian. Hiệu quả thì còn phải chờ thời gian. Anh Huỳnh Minh Định thì cho hay anh vẫn trộn trùn chỉ cùng mồi bột , vừa nhanh lại hiệu quả , kiểu Đông Tây Y kết hợp. Tôi đã thử nhưng mồi nhanh rã - Phải xem lại cách này.
Giun đỏ thì sao ? Câu trả lời có rồi , vẫn hiệu quả từ xưa đến nay. vấn đề là phải tìm được giun đỏ to bằng cái nan hoa xe máy trở lên thì mới hiệu quả. Chứ nếu giun nhỏ thì mắc mồi cũng vất vả lắm , mà câu thi thì tốc độ là chiến thắng. Giun đỏ cá rỉa một phát có khi hết mồi. Nếu ai bỏ công ra sát bờ sông đào giun đỏ dưới 40cm cát chắc sẽ hiệu quả hơn. Những con giun đỏ to , nạc , đặc thịt... nhìn mà người cũng phát thèm !
Hiện tôi có gần chục loại mồi bột , nói chung phân ra làm 2 loại : Loại thơm và loại tanh. Loại thơm chủ yếu câu trôi trắm chép diếc. Loại tanh câu trê , chim , rô... nói chung các loại da trơn nữa.
Mồi bột thơm đa số hương vị dâu tây , vị hồi , cám rang cháy , vị đậu tương , ngũ cốc ... Đặc biệt mồi mè trong thành phần có cả sữa bột bà bầu cùng vài loại gây men chua.
Mồi tanh chủ yếu trong thành phần có thể cảm nhận mùi bột cá , bột tôm , dầu cá ... giàu đạm. Tôi thì tôi thấy nó như là sự kết hợp giữa thức ăn chó mèo + Cám Con Cò + Thức ăn cá cảnh + Mì tôm vậy (!)
Sau khi vê viên mồi bột vào lưỡi, nên lăn qua bột khô cùng hoặc khác loại cho nó bám vào thành lớp áo để bề mặt mồi se lại , xuống nước nó rơi ra hấp dẫn lũ cá đến hà hít như đám nghiện ngập , giữ cho chúng quanh quẩn tìm mồi không bỏ đi.
Thính xả dùng chính bột mồi trộn bùn ném ra. Nếu câu trắm băm thêm ít rau trộn vào. Nếu câu mè thêm ít dầu ăn.
Tuy nhiên theo như nhà SX mồi thì tùy theo thời tiết , đặc điểm cá, nước hồ mà pha trộn. Và cách đơn giản nhất là... câu thử. Trừ mồi bột màu đỏ chuyên trị Chép , các mồi còn lại đều có thể dùng nước sôi nhào để nhanh lên mùi , thu hút cá vào ngay. Phù hợp thời tiết lạnh như hiện nay.
Nếu nhào nước lạnh, nếu câu không hết có thể mang về để tủ lạnh đi câu dần , để lâu ngày sẽ lên men chua thành mồi câu mè. Nếu dùng nước sôi nhào thì mồi câu thừa có thể để vài ngày tủ lạnh , khi lên men chua cũng trở thành mồi câu mè ( Câu mè vào mồm nhé ! Khiếp chưa? )
Đây mới chỉ là bài vỡ lòng tôi mới học chia sẻ cùng các bạn. Trót say mê rồi tôi không thể không chia sẻ. Lần đầu tiên nhìn thấy anh Huỳnh Văn Phong mở cái hộp đựng dây trục bằng tre ra tôi đã mê mẩn , nom như một đồ mỹ nghệ cao cấp vậy. Những cuộn dây trục, những chiếc phao trau chuốt nằm trong chiếc hộp lót nhung - Trông sang trọng và ngăn nắp. Hôm vừa rồi đội Lão Quỷ Trung Quốc có nói một câu mà tôi nhớ rõ : " Có hai thứ mà dân câu không bao giờ cho mượn hay dùng chung , đó là vợ và chiếc phao quý giá " - Thế nhưng hôm đó họ tặng tôi một chiếc phao số 4 đang dùng hiện nay - Điều này cho thấy họ đã rất trân trọng mối giao hảo đã có giữa các CLB. Tôi sẽ giữ gìn chiếc phao này mãi mãi.
Còn về hộp đựng dây trục - Mỗi cuộn dây như cái suốt chỉ bằng gỗ mềm nhẹ bẫng được gắn một miếng nam châm chìm để bám vào chiếc hộp, lại vừa có tác dụng dò tìm những chiếc lưỡi câu "thất lạc" khi trời nhá nhem - Rất tiện lợi !
Còn chiếc hộp nhựa màu xanh trắng đựng thẻo câu - Nó chứa được 80 thẻo ( 160 lưỡi câu ) ! Đừng cho là quá nhiều , thẻo câu là cái hay đứt và tuột nhất , vì nó sinh ra là để... hy sinh ! Đúng thế , nó là cái giúp bạn đỡ gãy cần , đứt dây trục ( bao gồm cả chiếc phao quý giá , chân phao chạy, hạt chặn trên dưới , giảm xóc ... Nó giảm thiểu thiệt hại. Và thường thẻo câu luôn đứt 1 trong 2 lưỡi câu , bèo quá nhỉ ! Nhưng bạn không ngại ngần lôi ngay ra thẻo mới lắp vô chiến đấu tắp lự , thẻo hư hỏng kia cất vào tối về sửa lại.
Rồi các loại dây thẻo khác nhau , số lưỡi khác nhau , rồi thẻo 1, 2, 3, 4 lưỡi nữa chứ , tùy theo từng kiểu câu. Nói chung cái gì để riêng ra cái nấy có cái hay của nó , thay vì hầm bà làng nhét chung 3 in 1 hay all in one.
Nếu thực sự trân trọng đồ câu và muốn sắp xếp các món đồ bền vững tiện lợi , bạn nên có những món đồ này. Đắt sắt ra miếng. Còn nếu bạn coi câu tay chỉ là thời vụ , tôi khuyên bạn nên quên nó đi. Nhưng tôi tin rằng khi bạn đã đủ kiên trì đọc đến đây , hẳn bạn cũng là một người mê câu cá.